Chuyên gia khẳng định: Thực phẩm đông lạnh tốt như thực phẩm tươi
Rau, củ, quả đông lạnh
Brian Young, Giám đốc điều hành liên đoàn thực phẩm đông lạnh của Vương quốc Anh, đã phát động và kêu gọi người tiêu dùng tham gia chiến dịch The Love Your Freezer, tờ Daily Mail đưa tin.
“Xét về hàm lượng dinh dưỡng, việc làm lạnh hoặc đông lạnh không làm hỏng thực phẩm. Đó chỉ là một phương pháp hiện đại để lưu giữ các vitamin và khoáng chất. Nếu để rau trong nhiệt độ phòng trong vòng 3 ngày kể từ ngày thu hoạch, 80% vitamin C sẽ bị mất”, ông khẳng định trên tờ Daily Mail.
Mặc dù nhiều người đã tranh luận rằng, thực phẩm đông lạnh là không tốt nhưng các chuyên gia khẳng định, việc bảo quản trái cây, rau và các thực phẩm khác trong tủ lạnh có thể bảo quản vitamin và khoáng chất. Tủ lạnh có vai trò đóng băng độ ẩm bên trong và tạo thành các tinh thể băng. Các tinh thể này giúp bảo vệ cấu trúc của thực phẩm và giữ hương vị.
Thịt đông lạnh
Thịt đông lạnh hoàn toàn chứa dinh dưỡng và đầy đủ hương vị như thịt tươi. Ảnh: Daily Mail
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tất cả các thực phẩm được bảo quản dưới 0 độ F (tương đương từ -18 độ C đến 0 độ C) đều an toàn, tránh mọi loại vi khuẩn phân hủy hoặc gây bệnh. Nếu thịt để giữ lạnh trên 0 độ F, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại và gây bệnh dù mức độ không cao. Ngoài ra, sau khi rã đông, mức độ phân hủy sẽ nhanh hơn và nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn gấp nhiều lần so với bảo quản dưới 0 độ F.
Thịt đông lạnh vẫn chứa các chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất, vitamin A và A. Quá trình đông lạnh không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Các chất béo, thịt đỏ thường có hàm lượng nước tương đối thấp, vì thế, các tinh thể băng được hình thành ít làm thay đổi màng tế bào, không phá hoại kết cấu và hương vị của thực phẩm. Điều này khác hoàn toàn so với rau, củ, quả.
Nhiều người tiêu dùng lo sợ, thịt đông lạnh không còn cảm giác ngon, ngọt và nhiều dưỡng chất như thịt tươi. Các nhà khoa học tại Anh khẳng định, suy nghĩ này hoàn toàn là do cảm giác. Vì người tiêu dùng vốn đã quen với tư duy thịt “tươi”. Thịt ngay sau khi ra khỏi lò mổ đã bắt đầu phân hủy. Người tiêu dùng không nên mua thịt ngoài chợ đã được giết mổ quá 8 tiếng trong môi trường bình thường vì lúc này mật độ vi khuẩn gây bệnh trong thịt là rất lớn, dinh dưỡng cũng đã hao hụt.
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, người tiêu dùng nên sử dụng thịt đông lạnh trong vòng 6 tháng, trước khi nó bị biến chất. Mặc dù các chất dinh dưỡng của thực phẩm không bị ảnh hưởng nhưng sau khoảng thời gian này, thịt sẽ chảy nhiều nước và không còn vị vì các tinh thể băng bám lên thực phẩm này càng nhiều. Tốt nhất, sản phẩm đông lạnh nên được sử dụng trong 1 tháng để giữ được hương vị thơm ngon nhất.
Ngoài ra , đông lạnh những miếng thịt lớn thường tốt hơn so với những miếng thịt nhỏ. Vì những miếng thịt nhỏ có diện tích bề mặt tiếp xúc với tủ đông nhiều hơn so với khối lượng của nó. Không khí lạnh sẽ xâm chiếm vào thịt nhiều hơn, khiến chúng có thể “nổi rộp” vì quá lạnh. Những miếng thịt bị nổi rộp này thường có mùi vị nhạt nhẽo. Để ngăn điều này, người tiêu dùng nên gói thịt bằng 2 lớp túi để giữ ẩm.
Đặc biệt, các loại tôm, cá và loài giáp xác khác rất thích hợp để bảo quản đông lạnh vì chúng có hàm lượng chất béo cao. Ngay sau khi đánh bắt, vớt lên khỏi nước biển hoặc sông, chúng đã bắt đầu phân hủy. Vì thế, ăn cá đông lạnh và tôm đông lạnh ngay sau khi làm là cách người tiêu dùng “hưởng thụ” nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Công nghệ làm đá và làm đông nahnh hiện nay có thể giúp người đánh bắt đông lạnh chúng trong vài giờ để giữ chất dinh dưỡng. Thậm chí, giá cá đông lạnh thường rẻ hơn, khoảng 25%, vì nó dễ dàng vận chuyển, trong khi bằng hoặc nhiều chất dinh dưỡng hơn cá không được bảo quản.
Đối với tôm, cá, các loài giáp xác, chúng vẫn có hương vị tươi và chắc sau 3 tháng trong tủ đông. Tuy nhiên, sự thật là, chế biến thực phẩm càng sớm càng tốt hơn.
Giống như thịt, những miếng cá lớn thường được bảo quản tốt hơn so với các miếng nhỏ, tránh những tác hại cực lạnh.
Cách rã đông
Không nên rã đông bằng lò vi sóng. Người tiêu dùng nên ngâm thực phẩm vào nước lạnh trước khi chế biến. Ảnh: Internet
Theo tài liệu chính thức của Bộ Nông nghiệp Mỹ, mặc dù tất cả các loại thực phẩm được đông lạnh ở 0 độ F đều rất an toàn nhưng lò vi sóng có thể khiến vi khuẩn hoạt động trở lại. Dưới sự tác động của nhiệt độ cao, thay đổi nhiệt độ đột ngột, chúng có thể gây ra rất nhiều các loại bệnh nguy hiểm. Vì thế, người tiêu dùng nên để thực phẩm vào túi bóng kín, ngâm nước lạnh từ một đến hai giờ trước khi chế biến để tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Ngoài ra, các chuyên gia Hoa Kỳ cũng khẳng định, thịt đông lạnh sau khi rã đông, người tiêu dùng phải sử dụng hết trong vòng 1 tuần, không nên để lâu quá. Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc rã đông thịt trên 2 lần sẽ gây bệnh ung thư nhưng người tiêu dùng vẫn nên sử dụng hết để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Đối với cá, tôm và các loài giáp xác, người tiêu dùng không nên chờ chúng rã đông hoàn toàn rồi mới chế biến. Thực phẩm hoàn toàn có thể chế biến khi rã đông bán phần.
Đối với rau, củ, quả, không nên rã đông. Người tiêu dùng nên chế biến chúng luôn để đảm bảo độ tươi ngon.
Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Cảnh báo
Ái Lê (baomoi.com)
- Tin tức liên quan
-
Thách thức cho nông sản, thực phẩm xuất khẩu sang Mỹ Ngày 24/06/2017
-
Nhật Bản sắp dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Anh trong hơn 20 năm Ngày 03/02/2018
-
UAE cấm nhập khẩu trái cây từ Trung Đông, Cơ hội cho rau củ quả Việt Nam Ngày 22/05/2017
-
5 tháng năm 2017, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 7,3 tỷ USD Ngày 16/06/2017
-
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ai mất gì và tại sao? Ngày 07/04/2018
-
Hơn 100.000 tấn điều bị kẹt cảng, doanh nghiệp kêu cứu Ngày 17/06/2017
-
Ba nhóm xuất khẩu chủ lực mang về gần 9 tỷ USD Ngày 05/09/2017